Mỗi giai đoạn khác nhau trẻ sẽ cần được cha mẹ chăm sóc theo những cách khác nhau. Một trong những giai đoạn quan trọng nhất ở trẻ sơ sinh đó là giai đoạn tập cho trẻ ăn dặm. Vậy câu hỏi được đặt ra khi này đó là trẻ mấy tháng ăn dặm là tốt?. Hãy cùng Blog Nấu Ăn tìm hiểu lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé.
Nội dung chính
- I. Trẻ mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?
- II. Dấu hiệu nhận biết trẻ đến độ tuổi ăn dặm
- III. Lợi ích khi cho bé yêu ăn dặm đúng thời điểm
- 3.1. Giúp giảm nguy cơ dị ứng thực phẩm ở trẻ
- 3.2. Giúp giảm nguy cơ trẻ bị thiếu máu
- 3.3. Trẻ ăn dặm đúng thời điểm sẽ ăn ngon miệng hơn
- IV. Chế độ ăn dặm của trẻ theo từng giai đoạn
- 4.1. Chế độ ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi
- 4.2. Ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi
- 4.3. Chế độ ăn dặm cho trẻ 8 tháng tuổi
- 4.4. Ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi
I. Trẻ mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?
Việc chăm trẻ chưa bao giờ là đơn giản. Khi chăm trẻ, cha mẹ sẽ đối diện với một loạt các vấn đề khác nhau; đòi hỏi cha mẹ phải có nguồn kiến thức đầy đủ và khoa học để đảm bảo con yêu được nuôi dưỡng theo cách tốt nhất.
Một trong những vấn đề được đặt ra trong độ tuổi sơ sinh của trẻ đó là trẻ mấy tháng ăn dặm là tốt nhất. Có rất nhiều câu trả lời được các mẹ đưa ra khi này. Tuy nhiên, xét theo các nghiên cứu khoa học thì giai đoạn phù hợp nhất để trẻ làm quen với các loại thực phẩm khác ngoài sữa đó là khi bé được 6 tháng tuổi.
Sở dĩ như vậy vì trong giai đoạn này, cơ thể của trẻ đã có sự phát triển ổn định về mặt sinh lý; hệ tiêu hóa của trẻ đã dần hoàn thiện; đủ để tiêu hóa được các loại thực phẩm khác ngoài sữa. Chính vì vậy, việc cho trẻ ăn dặm khi trẻ từ 3 – 5 tháng tuổi sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại cho cơ thể trẻ.
Cụ thể giai đoạn từ 3 – 5 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện; hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu. Vậy nên nếu cha mẹ cho bé ăn các loại thực phẩm ngoài sữa sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường ruột; ví dụ như nhiễm khuẩn đường ruột.
Bên cạnh đó, giai đoạn này, thận của bé cũng chưa đủ sức để lọc các chất độc hại có trong thực phẩm. Điều này khiến thận bị suy giảm chức năng; thậm chí có thể dẫn tới tình trạng suy thận ở trẻ.
Ngoài ra, việc cho trẻ ăn dặm quá sớm còn làm tăng nguy cơ bị sặc nghẹn ở trẻ; khiến trẻ bị thiếu dinh dưỡng; dẫn đến tình trạng còi cọc. Dạ dày của bé khi này cũng phải hoạt động nhiều; dẫn đến tình trạng bị tổn thương.
Vậy nên, cha mẹ cần nắm được giai đoạn trẻ mấy tháng ăn dặm là tốt. Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm kẻo gây nguy hiểm cho các bộ phận bên trong cơ thể bé. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý không cho trẻ ăn dặm quá muộn. Sở dĩ như vậy vì có thể khiến trẻ biếng ăn, dẫn tới tình trạng còi cọc, chậm lớn.
II. Dấu hiệu nhận biết trẻ đến độ tuổi ăn dặm
Việc cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn cũng đều không tốt. Mỗi trẻ đều có những giai đoạn phát triển khác nhau. Do đó, tốt nhất mẹ nên căn cứ dựa trên sự phát triển của bé yêu nhà mình để đưa ra thời điểm ăn dặm phù hợp nhất.
Cụ thể, mẹ có thể căn cứ vào các dấu hiệu dưới đây để nhận biết bé yêu đã tới độ tuổi ăn dặm hay chưa.
- Bé yêu đòi ti nhiều hơn bình thường mặc dù trước đó vừa mới ti xong.
- Bé khóc đêm và đòi bú đêm nhiều hơn bình thường.
- Trẻ thường xuyên mút tay.
- Trẻ thường nhìn người lớn ăn và đòi
- Trẻ đòi ăn khi bố mẹ đưa thức ăn cho bé.
- Trẻ có thể ngồi vững vàng và ngẩng cao đầu.
- Trẻ không dùng lưỡi đẩy thìa ra khi cho thìa vào miệng.
- Trẻ đòi thức ăn cho vào miệng và nuốt chúng.
- Trẻ mở miệng khi nhìn thấy đồ ăn.
III. Lợi ích khi cho bé yêu ăn dặm đúng thời điểm
Như đã nói ở trên, việc cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng khó tiêu, táo bón và tiêu chảy ở trẻ. Vậy hãy cùng tìm hiểu chi tiết xem những lợi ích mà trẻ nhận được khi ăn dặm đúng thời điểm là gì nhé.
3.1. Giúp giảm nguy cơ dị ứng thực phẩm ở trẻ
Lợi ích đầu tiên mà trẻ có khi được cha mẹ cho ăn dặm đúng thời điểm đó là giảm khả năng dị ứng thực phẩm.
Sở dĩ như vậy vì giai đoạn trẻ từ 4 – 6 tháng, hệ tiêu hóa của trẻ ở trạng thái đường ruột mở. Điều này sẽ khiến các protein có trong thực phẩm và vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bên trong; khiến trẻ bị dị ứng và dễ bị ốm hơn.
Xem thêm: Bột ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi loại nào tốt nhất?
3.2. Giúp giảm nguy cơ trẻ bị thiếu máu
Theo nghiên cứu, việc cho trẻ ăn dặm sớm, đặc biệt là các loại thực phẩm chứa sắt trong giai đoạn 6 tháng đầu tiên sẽ làm giảm khả năng hấp thụ sắt ở trẻ nhỏ. Điều này sẽ gây nên tình trạng trẻ bị thiếu máu; hoàn toàn không có lợi cho sự phát triển ở trẻ.
3.3. Trẻ ăn dặm đúng thời điểm sẽ ăn ngon miệng hơn
Cha mẹ nắm bắt được đúng thời điểm trẻ sẵn sàng ăn dặm sẽ khiến trẻ ăn hợp tác hơn; giúp bé hứng thú hơn với đồ ăn. Điều này mang tới tác dụng về lâu dài; giúp hạn chế tình trạng chán ăn ở trẻ đồng thời giúp mẹ nhàn hơn, bớt căng thẳng hơn rất nhiều.
IV. Chế độ ăn dặm của trẻ theo từng giai đoạn
Ngoài việc nắm được trẻ mấy tháng ăn dặm thì cha mẹ cũng cần hiểu được chế độ ăn dặm phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của trẻ. Giữa các tháng tuổi khác nhau, trẻ sẽ cần đến những chế độ dinh dưỡng khác nhau. Cụ thể.
4.1. Chế độ ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi
Với các trẻ 6 tháng tuổi, mẹ có thể duy trì cho bé chế độ ăn dặm từ 1 – 2 bữa mỗi ngày. Khi này, mẹ có thể lựa chọn các dòng bột ăn dặm sẵn có trên thị trường. Hoặc mẹ có thể nấu cháo cho bé với đầy đủ 4 nhóm thực phẩm gồm thịt/ cá, gạo, rau/củ và dầu/mỡ.
Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý rằng hãy tập cho bé ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc. Không chỉ vậy, mẹ cũng cần cân đo, đong đếm sao cho các nhóm dinh dưỡng được cân bằng; tránh trường thừa thiếu khiến trẻ mất cân bằng dinh dưỡng.
4.2. Ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi
Trẻ từ 7 tháng trở lên đã có hệ thống đường ruột tương đối hoàn chỉnh. Do đó, mẹ có thể đa dạng thêm các món ăn cho bé. Ngoài cháo, mẹ có thể bổ sung thêm các loại đạm, chất béo và hoa quả khác.
Ngoài ra, trong giai đoạn này, mẹ cũng nên tăng mức độ thô cho món ăn của bé yêu; giúp bé tập phản xạ nhai được tốt hơn. Số lượng bữa ăn trên ngày khi này có thể tăng lên thành 2 – 3 bữa. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần lưu ý sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu và quan trọng nhất cho bé yêu nhà mình.
4.3. Chế độ ăn dặm cho trẻ 8 tháng tuổi
Với trẻ 8 tháng, mẹ có thể tăng lên cho bé thành 3 bữa ăn mỗi ngày. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể cho bé tham gia cùng trong các bữa cơm gia đình. Điều này sẽ giúp bé làm quen với mâm cơm gia đình, với chế độ sinh hoạt thường ngày; giúp bé yêu thích hơn việc thưởng thức các loại đồ ăn.
4.4. Ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi
Với trẻ 9 tháng tuổi, mẹ hãy cho bé thưởng thức 3 bữa ăn/ ngày ngoài sữa. Mẹ hãy đa dạng hóa các món ăn cho con nhưng vẫn cần đảm bảo đầy đủ và cân đối 4 nhóm dinh dưỡng quan trọng gồm vitamin; chất đạm, chất béo và chất xơ. Khi này, mẹ có thể chuyển sang cho bé ăn bột đặc hoặc cơm nhuyễn.
Ngoài các bữa ăn chính, mẹ có thể thêm cho bé một vài bữa ăn phụ. Những bữa phụ này có thể là hoa quả hoặc sữa chua….
Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc của các bậc cha mẹ về việc trẻ mấy tháng ăn dặm là phù hợp. Blog Nấu Ăn hy vọng qua bài viết này, mẹ sẽ có thêm kiến thức để chăm con được tốt hơn; giúp con yêu phát triển toàn diện và khỏe mạnh nhất.
Blog Nấu Ăn là nơi chia sẻ cách làm món ngon, review đồ gia dụng như tủ lạnh, nồi chiên không dầu, bếp nướng, chảo, máy giặt, hay các mẹo vặt hay trong cuộc sống.