Như chúng ta đã biết sữa hạt là nguồn thực phẩm an toàn, lành mạnh, tốt cho sức khỏe mọi thể trạng cơ thể khác nhau, kể cả người mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, tiểu đường… Tuy nhiên, còn khá ít thông tin tác động của sữa hạt đối với trẻ nhỏ. Do đó, hôm nay hãy cùng Blog Nấu Ăn tìm hiểu vấn đề này và bỏ túi một số công thức làm sữa hạt cho bé thêm tinh anh, khỏe mạnh, thông minh nhé!
Nội dung chính
- I. Có nên làm sữa hạt cho bé uống không?
- II. Bé bao nhiêu tuổi thì có thể uống sữa hạt?
- 2.1. Bé dưới 6 tháng tuổi
- 2.2. Bé trên 6 tháng tuổi
- 2.3. Với trẻ trên 1 tuổi
- III. Cách làm sữa hạt cho bé đơn giản, thơm ngon tại nhà
- 3.1. Cách làm sữa hạt sen cho bé
- 3.2. Cách làm sữa hạt sen, bí ngô
- 3.3. Cách làm sữa bắp nếp, lê
I. Có nên làm sữa hạt cho bé uống không?
Sữa hạt về bản chất cũng được chế biến từ các loại hạt là nguyên liệu chính tạo nên những tách sữa thơm ngon. Do đó, sử dụng sữa hạt cũng tương tự như chúng ta cho trẻ làm quen với những loại hạt, ngũ cốc hàng ngày. Do đó, để trả lời cho câu hỏi có nên hay không làm sữa hạt cho bé uống thì câu trả lời chắc chắn là có. Đây là cơ hội tốt giúp cho trẻ tiếp xúc được nhiều loại thực phẩm khác nhau trong những năm, tháng đầu đời.
Trên thực tế, mỗi loại sữa được chế biến từ loại hạt, thực phẩm khác nhau lại cung cấp cho cơ thể bé hàm lượng dinh dưỡng khác nhau. Không có một loại sữa hạt nào có đầy đủ các chất dinh dưỡng để đảm bảo cho trẻ phát triển toàn diện được. Cho nên, ngoài cung cấp nguồn thực phẩm từ sữa hạt, những bà mẹ cần cung cấp đa dạng các thực phẩm khác nhau như: thịt, trứng, sữa bò,… Để trẻ hấp thu đủ 5 nhóm chất thiết yếu, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh cả về thể chất, tinh thần và trí tuệ.
II. Bé bao nhiêu tuổi thì có thể uống sữa hạt?
Tùy vào từng giai đoạn lớn lên của trẻ mà sẽ có những khuyến nghị khác nhau về việc bé bao nhiêu tuổi thì có thể uống sữa hạt.
2.1. Bé dưới 6 tháng tuổi
Đặc biệt lưu ý, với những bé dưới 6 tháng tuổi thì nên chấp hành đúng khuyến cáo dinh dưỡng của các chuyên gia: sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Do đó, trẻ cần được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Quan trọng hơn, sữa mẹ chứa lượng lớn Vitamin D giúp hệ xương khớp phát triển, ngăn chặn còi xương, suy dinh dưỡng.
Nếu trong trường hợp các bà mẹ thiếu sữa, cần tham khảo các bác sĩ để tìm ra loại sữa công thức phù hợp. Tuy không tốt bằng nhưng cũng phần nào giải quyết nhu cầu về dinh dưỡng của trẻ trong những năm tháng đầu đời.
2.2. Bé trên 6 tháng tuổi
Đối với những trẻ trên 6 tháng tuổi với nhu cầu dinh dưỡng cao hơn, bộ máy tiêu hóa dẫn được hoàn thiện và trẻ đã sẵn sàng bắt đầu chuyển sang chế độ ăn dặm. Tuy rằng lượng sữa cần cung cấp cho trẻ vẫn rất lớn nhưng bạn nên xen kẽ những bữa ăn dặm để trẻ làm quen cũng như kích thích bộ máy tiêu hóa phát triển.
Ở thời điểm này, những ông bố, bà mẹ có thể thêm sữa hạt vào khẩu phần ăn dặm của trẻ bên cạnh những thực phẩm khác. Tuy nhiên cũng cần lưu ý:
Sữa yến mạch là loại sữa hạt được khuyến khích sử dụng cho bé trong khoảng thời gian trên 6 tháng tuổi. Nó bổ sung đầy đủ dưỡng chất cùng một lượng lớn chất xơ, vitamin giúp bộ máy tiêu hóa khỏe mạnh, tránh táo bón khi sử dụng đạm động vật trong bữa ăn dặm.
Xem thêm: TOP 5 bột ăn dặm cho bé nào tốt nhất hiện nay?
Ngoài sữa yến mạch, mẹ hoàn toàn có thể cho trẻ sử dụng sữa hạt sen, sữa đậu nành, bí đỏ, khoai lang, mè đen, đậu đỏ… Ban đầu, cần pha loãng sau đó tăng dần độ đậm đặc giúp cho trẻ quen dần với loại thực phẩm. Ngoài ra, đây cũng là cách tốt nhất giúp cho mẹ theo dõi được những phản ứng của trẻ từ đó có phương án nên dừng hay tiếp tục cung cấp loại sữa hạt đó trong khẩu phần ăn.
2.3. Với trẻ trên 1 tuổi
Với những trẻ trên 1 tuổi khi cơ thể cứng cáp dần. Não bộ, hệ xương khớp, tiêu hóa… phát triển khiến nhu cầu dinh dưỡng của bé lúc này phải thật đa dạng và đầy đủ. Do đó, nguồn thực phẩm chính cung cấp cho bé thường ngày chính là những bữa ăn đúng bữa hàng ngày. Sữa lúc này chỉ là thực phẩm bổ trợ thêm. Tùy vào khẩu vị của trẻ, mà bạn lựa chọn sữa bò hoặc các loại sữa hạt linh động để vừa giúp trẻ đủ chất, không bị ngán khi sử dụng.
Sữa hạnh nhân, sữa óc chó, sữa hạt điều, sữa hạt macca… là những loại sữa chứa nhiều năng lượng, chất béo lành mạnh giúp cung cấp năng lượng hiệu quả. Ngoài ra, chúng còn bổ sung một lượng lớn omega-3 giúp phát triển hệ thần kinh, não bộ giúp bé thông minh, tinh anh.
Việc tập làm quen không sử dụng/sử dụng ít đường từ bé rất tốt cho sức khỏe về lâu về dài của trẻ. Nếu không thể bỏ đường, bạn có thể thay thế bằng một số loại đường tự nhiên như: mạch nha, mật ong, đường thốt nốt,… tránh đường tinh luyện.
Xem thêm: Sữa tăng cân cho bé 1 tuổi nào tốt nhất hiện nay?
Sữa hạt có thể bảo quản trong hũ thủy tinh hoặc chai nhựa PET trong tủ lạnh từ 4 – 5 ngày ở điều kiện nhiệt độ từ 4 – 5 độ C. Tuy nhiên, dùng càng sớm hương vị của sữa càng thơm ngon và dưỡng chất cũng trọn vẹn hơn.
Các mẹ cũng nên đa dạng các loại sữa hạt, sữa động vật cho trẻ giúp trẻ hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng từ nhiều loại thực phẩm khác nhau.
III. Cách làm sữa hạt cho bé đơn giản, thơm ngon tại nhà
Ngay bây giờ hãy cùng Blog Nấu Ăn cùng xắn tay vào bếp để chế biến nên nhiều tách sữa vô cùng thơm ngon, bổ dưỡng với các công thức làm sữa hạt cho bé. Những món sữa này sẽ giúp cho thực đơn hàng ngày của bé thêm phong phú, cung cấp đa dạng các loại thực phẩm, dưỡng chất thiết yếu.
3.1. Cách làm sữa hạt sen cho bé
Từ lâu hạt sen đã là loại thực phẩm gần gũi bên cạnh quốc hoa của người dân Việt Nam. Hạt sen ngoài để chế biến những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà còn có thể chế biến thành tách sữa vô cùng tốt cho trẻ em. Sử dụng sữa hạt sen giúp kích thích ăn ngon, ngủ tròn giấc, hỗ trợ điều trị chứng tiêu chảy kéo dài.
Công thức làm sữa hạt cho bé và cách làm sữa hạt sen cũng rất đơn giản. Bạn cần ngâm hạt sen trong nước khoảng 60 phút đến 24 tiếng tùy sen khô hoặc tươi. Sau đó, nấu sen sôi cùng nước, để lửa nhỏ đợi hạt sen mềm thì tắt bếp. Chờ sen nguội, chúng ta tiến hành xay hỗn hợp này thật nhuyễn và mịn trong máy xay sinh tố. Bạn có thể lọc bã cho sữa thêm sánh mịn cho bé sử dụng mỗi ngày!
3.2. Cách làm sữa hạt sen, bí ngô
Ngoài cách làm sữa hạt sen truyền thống, các bà nội trợ có thể kết hợp thêm bí ngô vào công thức này. Sữa hạt sen, bí ngô ngoài có màu sắc, hương vị hấp dẫn mà còn là thức uống cung cấp giàu năng lượng, tăng cân lành mạnh cho trẻ.
Nguyên liệu bao gồm: 100g hạt sen, 100g bí ngô, 500ml nước lọc.Cách làm sữa hạt sen, bí ngô cũng rất đơn giản. Trước tiên sơ chế sạch nguyên liệu, ngâm hạt sen cho mềm rồi ninh cùng bí cho đến khi hai nguyên liệu mềm. Chờ nguội rồi xay nhuyễn hỗn hợp này để sử dụng. Khi dùng, có thể nêm thêm đường thốt nốt hoặc đường phèn cho hợp khẩu vị của trẻ.
3.3. Cách làm sữa bắp nếp, lê
Nếu quá nhàm chán với các công thức làm sữa hạt quen thuộc thì bạn hoàn toàn có thể biến tấu món sữa bắp nếp, lê để đổi bữa cho trẻ thêm ngon miệng. Để làm những ly sữa này chúng ta cần chuẩn bị: 2 trái bắp ngọt, 1 quả lê, 1 lít nước, nước cốt dừa (tùy thích).
Cách làm cũng rất đơn giản:
- Bước 1: Ngô lột vỏ, bỏ râu, tách hạt và cùi bắp rửa thật sạch. Lê gọt vỏ, cắt miếng nhỏ.
- Bước 2: Cho nguyên liệu cùng hạt bắp, lê cùng 1 lít ước vào nồi nấu. Sau khi sôi để lửa riu riu khoảng 10 phút.
- Bước 3: Đợi nguội cho hỗn hợp trên vào máy xay và xay thật nhuyễn. Bạn có thể dùng rây lọc bã để lấy phần sữa thêm phần sánh, mịn.
- Bước 5: Bạn có thể thêm nước dừa vào sữa bắp, nếp nếu hợp với khẩu vị của trẻ.
Sữa hạt về thực chất cũng chỉ là một loại thực phẩm chứa vài dưỡng chất nhất định. Chúng không thể thay thế được hoàn toàn các nhóm thực phẩm khác nhau, giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện. Trên đây là một vài công thức làm sữa hạt cho bé mà những người nội trợ có thể tham khảo, giúp thực đơn hàng ngày của trẻ thêm đa dạng, phong phú, tổng hợp nhiều dưỡng chất từ các thực phẩm khác nhau.
Blog Nấu Ăn là nơi chia sẻ cách làm món ngon, review đồ gia dụng như tủ lạnh, nồi chiên không dầu, bếp nướng, chảo, máy giặt, hay các mẹo vặt hay trong cuộc sống.