Lâu lâu chế biến món lẩu sẽ giúp bạn đổi khẩu vị ngon hơn, lạ miệng hơn. Vừa có rau, vừa cung cấp đủ đạm, món này cung cấp nhiều hàm lượng dinh dưỡng, bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất. Đồng thời lẩu lại là món ăn được ưa chuộng nhất sau những giờ làm việc mệt mỏi, căng thẳng cho bạn và cả gia đình.
I. Cách nấu lẩu thái
Để nấu được món lẩu Thái này, bạn cần chuẩn bị xương ống, tôm, mực, ngao, nấm rơm, rau muống, bắp chuối, mì hoặc bún, gia vị đi kèm như hạt nêm, nước mắm, sa tế và vị lẩu Thái. Riềng 1 củ, sả 2-3 cây, nước cốt chanh vừa đủ, lá chanh 5-10 lá.
Rửa sạch xương ống, tôm, mực, ngao và loại bỏ những phần không dùng được, đặc biệt lưu ý phải làm sạch ngao. Cà chua thái lát múi cau, sả đập dập. Nấm rơm chẻ tư, riềng thái lát nhỏ. Nhặt rau sau đó rửa sạch sẽ.
Cách làm: Rửa xương ống heo, bỏ lớp nước sôi đầu tiên, sau đó hầm xương ống trong vòng 1 tiếng đồng hồ. Đun sôi một nồi nước khác rồi cho nấm vào luộc sơ. Lá chanh thái sợi, sả cắt khúc dài khoảng 5cm sau khi đập dập. Hành tây thái miếng cau.
Chúng ta bắt đầu nấu nước lẩu bằng cách cho lá chanh, sả vào nước hầm thịt đã đun sôi , thêm gia vị lẩu Thái và các gia vị khác vào. Xong xuôi bạn bỏ dần các nguyên liệu như ngao, hành tây để nước có vị ngọt, lần lượt cho thêm mực, tôm, nấm vào. Ăn đến đâu thì nhúng rau đến đó.
Món lẩu Thái được nấu vào buổi tối sẽ giúp cả gia đình được tròn vị, đầm ấm, lấy lại nguồn năng lượng dồi dào hơn sau một ngày hoạt động hết tốc lực.
II. Cách nấu lẩu cua đồng
Vị thanh khiết, ngọt dịu của lẩu cua đồng sẽ khiến dạ dày của cả gia đình bạn được thỏa mãn hơn bao giờ hết. Còn gì bằng khi mùa đông sắp đến, bạn và cả gia đình cùng quây quần bên nồi lẩu cua đồng nghi ngút khói. Bạn có muốn biết cách làm món lẩu này không?.
Bạn cần chuẩn bị: cua đồng xay, cá thác lác, nghêu, mực rang, rau mồng tơi, bún, ớt sừng, gia vị cần thiết như hạt tiêu, bột nêm, mắm ngon, đường. Tất cả những nguyên liệu trên bạn đều phải ước chừng sao cho phù hợp với đầu người ăn nhé.
Cách làm: Lọc gạch cua từ cua đồng trộn với cua xay. Cà chua thái múi cau. Tỏi băm nhuyễn. Ướp tiêu, đường, muối lên cá thác lác để gia vị ngấm vào nó. Cắt bỏ râu tôm, làm sạch mực và thái lát vừa ăn. Nghêu bạn nên ngâm trong nước vo gạo để nó lọc sạch bã nhờn. Rau mồng tơi rửa sạch. Bún trụng qua nước nóng để loại bỏ mùi hôi và chất bảo quản trước khi ăn.
Xem thêm: 6 món nhậu đơn giản dễ làm vào dịp cuối tuần
Nấu món nước lẩu bằng cách bắc nồi lên bếp, cho hành tím vào phi thơm, cho cà chua vào xào chín nó. Vừa xào cà chua, vừa bắc nước cua đã lọc đun sôi, nêm gia vị, tiếp đó cho cà chua vừa xào vào. Nấu tiếp khoảng chừng 5 phút thì tắt bếp.
Đổ sản phẩm ra nồi lẩu, bắc lên bếp ga để lửa hiu hiu rồi nhúng rau ăn dần. Như thế là bạn đã hoàn thành được nồi lẩu cua thành công, thưởng thức nó thật ngon miệng bạn nhé.
III. Cách nấu lẩu hải sản
Để làm món lẩu hải sản, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu như: ghẹ, bạch tuộc, nghêu, tôm, mực, củ cải, rau cần, cải cúc, ớt, tỏi, gừng, muối, bột ớt,…
Tiếp đến bạn làm sạch các nguyên liệu. Rau cần rửa sạch, và thái thành từng đoạn dài khoảng 2 -3cm. Tỏi, gừng rửa sạch và băm nhuyễn. Tôm thì bạn cắt đầu và bỏ chỉ sống lưng. Với bạch tuộc bạn xát muối để bớt độ nhớt và rửa sạch.
Để nấu nước lẩu hải sản, trước hết bạn cho củ cải, xương vào đun sôi. Tiếp đến, bạn pha hỗn hợp nước lẩu gồm 2 thìa nước tương, 1 chút tỏi, gừng băm, 2 thìa ớt và các gia vị khác theo sở thích của bạn. Khuấy đều rồi đổ hỗn hợp này vào nước dùng.
Bạn có thể thêm nếm các gia vị sao cho vừa khẩu vị ăn. Đun tiếp để hỗn hợp nước lẩu sôi rồi cho rau cùng hải sản vào.
Hãy ráng sắp xếp nấu những món lẩu này vào những buổi tối rảnh rỗi, để giúp cả gia đình đổi vị, đặc trưng của món lẩu là phải ngồi chung để dùng. Nên ngoài là một món ăn, lẩu còn mang đến sự gắn kết cho bạn và cả gia đình. Blog Nấu Ăn chúc bạn áp dụng thành công và có những bữa ăn vui vẻ bên người thân của mình.
Blog Nấu Ăn là nơi chia sẻ cách làm món ngon, review đồ gia dụng như tủ lạnh, nồi chiên không dầu, bếp nướng, chảo, máy giặt, hay các mẹo vặt hay trong cuộc sống.