Trong từng giai đoạn phát triển của con yêu, mẹ luôn sát cánh và cố gắng tìm những điều tốt nhất để dành cho con. Khi bé được 8 tháng tuổi, con rất hiếu động, thích khám phá thế giới và hay bắt chước người lớn. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số điều các mẹ cần lưu ý khi nuôi con 8 tháng tuổi để bé được phát triển toàn diện cả thế chất và trí não.
Nội dung chính
I. Chiều cao và cân nặng của bé 8 tháng tuổi
Theo số liệu tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, chiều cao và cân nặng trung bình của bé 8 tháng tuổi là:
- Bé trai: Cân nặng 7kg đến 10.5kg, chiều cao 66.5cm đến 74.7cm.
- Bé gái: Cân nặng 6.3kg đến 10.0kg, chiều cao từ 64.3cm đến 73.2cm.
II. Sự phát triển của bé 8 tháng tuổi
Giai đoạn 8 tháng tuổi, bé đã biết làm rất nhiều hành động di chuyển và khám phá thế giới xung quanh, ví dụ như:
Bé đã biết ngồi, có thể tự ngồi vững hoặc vẫn phải chống tay để đỡ thân người. Một số bé đã có thể vịn để đứng lên, tự ngồi xuống, có thể đứng vững hoặc cần sự giúp đỡ của bố mẹ. Khi ngồi xe tròn bé có thể bước đi và điều chỉnh hướng mình muốn đi tới.
Bé đã biết bò, tự bò, tự di chuyển để lấy đồ chơi hoặc đồ vật mình muốn. Dễ dàng cầm nắm, nhặt đồ, ném đồ, dùng tay để chỉ ra hiệu lấy đồ.
Bé đã biết phản ứng khi có người gọi tên, có thể phát âm những âm cơ bản đơn giản như “a”, “i”, “b”…
Thị lực phát triển tốt, có thể nhìn rõ nét, nhận ra mọi người và nhìn thấy đồ vật xung quanh.
Sự phát triển về mặt cảm xúc của bé cũng được biểu hiện rõ rệt, bé hay theo mẹ, bám mẹ, không thích tiếp xúc với người lạ, thích bế ẵm, thích được đi chơi khám phá. Khi được khen ngợi cưng nựng sẽ cười thích thú, và bị mắng sẽ xị mặt, mếu khóc.
III. Cách chăm sóc, nuôi con 8 tháng tuổi
Dưới đây là chia sẻ một số kinh nghiệm nho nhỏ đối với nuôi con 8 tháng tuổi. Từ giấc ngủ, chế độ dinh dưỡng, chia sẻ về nuôi dạy con. Các mẹ có thể tham khảo nhé.
3.1. Về giấc ngủ
Bé 8 tháng tuổi có thể ngủ 2-3 giấc ngắn trong ngày, mỗi giấc kéo dài từ 1 đến 3 tiếng. Giấc ngủ đêm có thể ngủ xuyên đêm không cần ăn thêm chữ nửa đêm. Tuy nhiên, một số bé vào tuần khủng hoảng có thể thức giấc giữa đêm, quấy khóc rồi ngủ lại tiếp. Giấc đêm có thể kéo dài 8 đến 12 tiếng.
3.2. Về dinh dưỡng
Trong giai đoạn 8 tháng tuổi, bé vẫn bú khoảng 720ml đến 960ml sữa mỗi ngày, có thể là sữa mẹ nếu mẹ đủ sữa, hoặc bổ sung thêm sữa công thức. Bé đã làm quen và bắt đầu ăn dặm thêm 1-2 bữa/ ngày với đa dạng các loại thực phẩm phù hợp như ngũ cốc, trái cây, rau củ, cháo, thịt xay, tôm xay…. Nếu bé ăn đồ hay bột ăn dặm được nhiều thì lượng sữa bú cũng sẽ giảm đi.
Mẹ có thể cho bé ăn dặm theo phương pháp truyền thống hoặc ăn dặm bé chỉ huy. Cần lưu ý trẻ dưới 1 tuổi không nên dùng gia vị khi chế biến thức ăn cho con. Bé nên ăn nhạt, không nêm nếm các loại gia vị để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con.
Một số mẹ tham khảo phương pháp ăn dặm bé chỉ huy, cho con tự cầm thức ăn, tự ăn và ăn theo nhu cầu, ăn đúng giờ giấc để rèn thói quen cũng như kỷ luật bàn ăn, giúp con tự giác ăn uống, có ý thức ngay từ khi còn nhỏ. Không nên bế rong, cho con vừa ăn vừa xem TV, điện thoại, sẽ ảnh hưởng đến dạ dày và ý thức của con.
3.3. Cách dạy con
Bố mẹ nên dành thời gian chơi cùng con, trò chuyện với con, luôn vui vẻ để truyền năng lượng tích cực cho bé. Làm nhiều việc tốt, tạo thói quen tối để con bắt chước theo, giúp định hình tính cách tốt cho con.
Khen ngợi con khi con ngoan, làm được nhiều thứ mới. Khi con quấy khóc, ăn vạ, cáu gắt, mắc lỗi, hãy kiên nhẫn, giải thích cho con hiểu để con thay đổi một cách vui vẻ, tự nguyện, không nên quát mắng gây ảnh hưởng đến tâm lý của con.
IV. Một số lưu ý khi nuôi con 8 tháng tuổi
Để nuôi con 8 tháng tuổi phát triển toàn diện thể chất và trí não, các mẹ cần chú ý những điều sau:
Vệ sinh đồ chơi, vật dụng bé hay dùng thường xuyên, đảm bảo vệ sinh. Che chắn nhà, cất những vật dụng nguy hiểm như điện, đồ sắc nhọn, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, chất độc hại… tránh xa tầm tay của bé, chắn những chỗ cao để hạn chế nguy hiểm khi bé bò ra ngoài dễ bị ngã.
Theo dõi chiều cao cân nặng, đảm bảo bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho bé. Thực hiện tiêm chủng đầy đủ các mũi vacxin quan trọng để đảm bảo sức khỏe của bé như vacxin, phế cầu, vacxin cúm, vacxin viêm màng não, vacxin 6 trong 1 ( hoặc 5 trong 1).
Xem thêm: Kinh nghiệm nuôi con 9 tháng tuổi bố mẹ nào cũng nên đọc
Nên cho bé đi khám nếu con không thể tự ngồi ngay cả khi có sự giúp đỡ của người lớn, bé không thể phát ra các âm cơ bản, không nhận diện được những người thân quen như cha mẹ, khó tập trung nhìn theo đồ vật di chuyển hoặc khó tìm nguồn phát ra âm thanh, không có phản ứng khi có người gọi, ….
Trên đây là những thông tin bổ ích các mẹ cần lưu ý khi nuôi con 8 tháng tuổi. Trong giai đoạn này, mẹ cần chú ý đến dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho con, hỗ trợ con phát triển trí não, tự thực hiện nhiều hoạt động và xây dựng thói quen, tính cách tốt. Blog Nấu Ăn hy vọng rằng với những chia sẻ ngắn trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm những thông tin, những bí quyết để chăm sóc cho trẻ được tốt hơn, mạnh khỏe hơn nhé.
Xin chào, mình là Hường, đam mê ẩm thực và thích ấu ăn. Có nhiều năm kinh nghiệm làm trong nhà hàng, lĩnh vực ẩm thực. Vì thế mình thường xuyên chia sẻ các công thức nấu ăn ngon mỗi ngày tại Blog Nấu Ăn. Đừng quên cập nhật bài viết mới tại đây nhé.